8:30 - 8:40: Phát biểu khai mạc của ông Stephen West, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực
8:40 - 9:10: Bài phát biểu của bà Erin Threlfall
Khám Phá Hạnh Phúc: 9 Yếu Tố Tạo Nên Sự Thay Đổi Trong Cộng Đồng Trường Học
Hạnh phúc không chỉ là một cảm giác mà là một trạng thái an lành sâu sắc liên quan đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Trong bài phát biểu này, chúng ta sẽ khám phá 9 lĩnh vực hạnh phúc do Liên Hợp Quốc đưa ra, mở ra một bức tranh toàn diện – từ sức khỏe thể chất, kết nối xã hội, đến cảm giác có mục đích sống – để hỗ trợ các nhà giáo dục xây dựng cộng đồng trường học hạnh phúc.
Dưới góc nhìn của 9 lĩnh vực này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách các trường học có thể thúc đẩy văn hóa hạnh phúc cho học sinh, đội ngũ giáo viên và phụ huynh, dựa trên những nguyên tắc cốt lõi của hạnh phúc. Bài phát biểu sẽ kết nối các yếu tố này với những thách thức và cơ hội đặc thù trong giáo dục, cung cấp những định hướng thiết thực để biến trường học thành môi trường nơi mọi thành viên đều có thể phát triển mạnh mẽ. Đây là một phiên chia sẻ ý nghĩa dành cho các nhà giáo dục và lãnh đạo trường học, giúp quý vị nắm bắt sâu sắc hơn cách đưa hạnh phúc trở thành một phần không thể thiếu trong triết lý của nhà trường.
9:25 - 10:25 HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Trong mỗi khung giờ, chúng tôi tổ chức 3 phòng hội thảo, mỗi phòng tập trung vào một chủ đề khác nhau. Quý thầy cô vui lòng chọn tham gia một phòng hội thảo phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Phòng G402: Hội thảo chuyên đề 1
Bà Sheila Asencio: Nghiên Cứu Hành Động vì Sự Phát Triển Toàn Diện và Tác Động Toàn Cầu
Bài thuyết trình cung cấp cho các nhà giáo dục và học sinh một bức tranh toàn diện để tích hợp nghiên cứu hành động, thúc đẩy cả sự phát triển cá nhân và phúc lợi xã hội. Thông qua phương pháp nghiên cứu hành động MISO, học sinh có thể khám phá các vấn đề địa phương bằng các chiến lược thực tế, mang tính thực hành, khuyến khích sự xem xét, tự đánh giá bản thân, lòng biết ơn và lòng trắc ẩn. Khi tham gia vào phương pháp MISO, họ học cách củng cố kiến thức đồng thời thực hiện những thay đổi có ý nghĩa, trao quyền để vượt qua thách thức và đóng góp tích cực cho thế giới. Cách tiếp cận này nuôi dưỡng tư duy toàn cầu, giúp học sinh tôn trọng các quan điểm khác nhau và hành động để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Được xây dựng dựa trên các giá trị cống hiến và phát triển toàn diện, bài thuyết trình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển trí tuệ, khả năng phục hồi cảm xúc và trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, bài thuyết trình còn đề cao sự phong phú về văn hóa của nước chủ nhà, khuyến khích học sinh suy ngẫm về những giá trị của đất nước trong khi tạo ra tác động lâu dài đối với cộng đồng và thế giới.
- Kỹ Năng Nghiên Cứu Hành Động Thực Tiễn: Người tham gia sẽ nắm vững phương pháp nghiên cứu hành động MISO và cách áp dụng nó trong bối cảnh riêng biệt, hướng dẫn học sinh phân tích và giải quyết các vấn đề địa phương thông qua các chiến lược thực tiễn.
- Phát Triển Toàn Diện và Khả Năng Phục Hồi Cảm Xúc: Các nhà giáo dục sẽ được trang bị những phương pháp cụ thể để áp dụng và chuyển giao kỹ năng nghiên cứu hành động, thúc đẩy trách nhiệm xã hội dựa trên sự suy ngẫm, lòng biết ơn và lòng trắc ẩn.
- Nhận Thức Toàn Cầu và Văn Hóa: Người tham gia sẽ phát triển tư duy toàn cầu bằng cách học cách giúp học sinh đánh tôn trọng các quan điểm đa dạng và tích hợp sự phong phú về văn hóa của nước chủ nhà vào nghiên cứu hành động của họ, khuyến khích học sinh tạo ra tác động có ý nghĩa và bền vững trong cộng đồng và xa hơn.
Phòng G403: Hội thảo chuyên đề 2
Ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng hàng ngày không chỉ là phương tiện trao đổi thông tin mà còn là chiếc chìa khóa giúp định hình thế giới của trẻ. Trong buổi chia sẻ này, Thầy Tom (Ông Thomas Hobson) sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách những từ ngữ cụ thể, cùng thời điểm sử dụng chúng, có thể tạo dựng nên một thế giới thực đầy ý nghĩa cho trẻ, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Người tham gia sẽ có cơ hội khám phá những nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp với trẻ:
- Học cách giao tiếp mà không rơi vào việc ra lệnh hay áp đặt, khuyến khích sự tự do và chủ động của trẻ.
- Khuyến khích trẻ khám phá, học hỏi từ thực tế xung quanh.
- Trao cho trẻ cơ hội tự chịu trách nhiệm và phát triển khả năng tư duy độc lập.
- Giúp trẻ rút ra bài học từ những hành động của chính mình.
Là những nhà giáo dục, chúng ta đang đồng hành trên hành trình khám phá tri thức và phát triển tư duy của học sinh. Tuy vậy, liệu chúng ta đã từng dừng lại để suy ngẫm xem cách mình giao tiếp ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tư duy của trẻ, đặc biệt là ở những năm đầu đến trường?
Phòng G404: Hội thảo chuyên đề 3
TS. Kim Mạnh Tuấn: Dạy Học Để Hiểu Sâu Với AI (Tiếng Việt)
Hội thảo chuyên đề “Dạy học để hiểu sâu với sự hỗ trợ của AI” là chương trình dành cho giáo viên bậc phổ thông, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng trong việc ứng dụng AI vào giảng dạy.
Hội thảo tập trung vào việc sử dụng AI để tạo ra những hoạt động học tập hiệu quả, sinh động và sáng tạo, từ đó giúp học sinh tham gia tích cực và hứng thú hơn với bài học. Hội thảo cũng hỗ trợ giáo viên cá nhân hóa quá trình học tập của từng học sinh, đảm bảo rằng mọi em đều được tiếp cận phương pháp học phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời, giáo viên sẽ học cách áp dụng các phương pháp đánh giá dựa trên AI, giúp theo dõi và cải thiện kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và kịp thời.
10:45 - 11:45 HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
Trong mỗi khung giờ, chúng tôi tổ chức 3 phòng hội thảo, mỗi phòng tập trung vào một chủ đề khác nhau. Quý thầy cô vui lòng chọn tham gia một phòng hội thảo phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Phòng G402: Hội thảo chuyên đề 4
Ông Martin Skelton: Bằng Chứng Còn Thiếu Về Việc Học
Bằng chứng là một phần không thể thiếu của quá trình học tập. Bằng chứng giúp chúng ta biết liệu việc học đã diễn ra hay chưa, và nếu chưa, thì tại sao lại như vậy. Bằng chứng cũng giúp các thầy cô và nhà quản lý giáo dục quyết định nên chuyển sang kiến thức mới hay tiếp tục với nội dung hiện tại để đảm bảo học sinh nắm chắc kiến thức.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bằng chứng đều hữu ích cho việc học. Một số có thể cản trở quá trình học vì chúng tiêu tốn quá nhiều thời gian, không đáng tin cậy hoặc không đầy đủ.
Trong hội thảo này, chúng ta sẽ xem xét một số loại bằng chứng có lẽ là quan trọng nhất nhưng lại vắng mặt ở nhiều lớp học và trường học. Trong khoảng thời gian ngắn mà chúng ta có ở hội thảo, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét bảy câu hỏi quan trọng mà các nhà lãnh đạo trường học và giáo viên nên đặt làm trọng tâm cho các hoạt động và quá trình suy ngẫm của mình.
G403: Hội thảo chuyên đề 5
TS. Kim Mạnh Tuấn: Dạy Học Để Hiểu Sâu Với AI (Tiếng Việt)
Hội thảo chuyên đề “Dạy học để hiểu sâu với sự hỗ trợ của AI” là chương trình dành cho giáo viên bậc phổ thông, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng trong việc ứng dụng AI vào giảng dạy.
Hội thảo tập trung vào việc sử dụng AI để tạo ra những hoạt động học tập hiệu quả, sinh động và sáng tạo, từ đó giúp học sinh tham gia tích cực và hứng thú hơn với bài học. Hội thảo cũng hỗ trợ giáo viên cá nhân hóa quá trình học tập của từng học sinh, đảm bảo rằng mọi em đều được tiếp cận phương pháp học phù hợp với khả năng của mình. Đồng thời, giáo viên sẽ học cách áp dụng các phương pháp đánh giá dựa trên AI, giúp theo dõi và cải thiện kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và kịp thời.
G404: Hội thảo chuyên đề 6
Bà Erin Threlfall: Chuyển Hóa Nhận Thức Thành Hành Động: Xây Dựng Kế Hoạch Hành Động Về Hạnh Phúc và Sức Khỏe Tinh Thần
Các chiến lược đưa ra trong buổi chia sẻ này sẽ giúp người tham gia chuyển đổi các dữ liệu đã thu thập được thành hành động có ý nghĩa. Dựa trên những hiểu biết từ việc hiểu và đo lường hạnh phúc và sức khỏe tinh thần, người tham gia sẽ phát triển một kế hoạch hành động phù hợp cho trường học của họ. Buổi chia sẻ cũng sẽ hướng dẫn người tham gia thiết lập mục tiêu, xác định các bên liên quan chính và triển khai các sáng kiến nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần của cá nhân và tập thể. Vào cuối buổi chia sẻ, người tham gia sẽ có một kế hoạch cụ thể để tạo dựng một môi trường phát triển thịnh vượng cho bản thân và cộng đồng trường học.